DetailController

Nâng cao công tác quản lý địa bàn của công chức Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh

Công tác quản lý địa bàn là một trong những hoạt động công vụ được thực hiện thường xuyên đối với công chức quản lý thị trường theo Quy định của Thông tư số 27/2020/TT-BCT

Triển khai công tác kiểm tra nội bộ định kỳ của Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh theo Kế hoạch được ban hành theo Quyết định 485/QĐ-QLTTHCM ngày 27 tháng 12 năm 2023; theo đó, công tác quản lý địa bàn của công chức quản lý thị trường là một trong những nội dung được chú trọng để kiểm tra. Qua công tác kiểm tra nội bộ, nhận thấy công chức của các Đội Quản lý thị trường trực thuộc Cục Quản lý thị trường thành phố đã thực hiện thường xuyên công tác quản lý địa bàn theo quyết định phân công công chức thực hiện biện pháp nghiệp vụ của Đội trưởng; cụ thể: theo dõi, giám sát các địa điểm chứa trữ, kinh doanh hàng hóa, kho hàng, bến bãi, điểm trung chuyển hàng hóa, ... tại địa bàn thuộc mình được giao phụ trách để kịp thời nắm bắt diễn biến bất thường của thị trường; đồng thời, phối hợp các cơ quan ban ngành tại địa phương để cập nhật dữ liệu tăng, giảm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vào hệ thống xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường (INS).

Nhờ việc thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, lực lượng Quản lý thị trường thành phố đã phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc nổi cộm về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh không lành mạnh, góp phần ổn định thị trường cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, cần tiếp tục nâng cao các giải pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý địa bàn của công chức Cục Quản lý thị trường thành phố về mặt số lượng và chất lượng, cụ thể như sau:

Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu tình trạng hoạt đông của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn sau khi được cấp phép kinh doanh và việc duy trì các điều kiện phải thực hiện khi kinh doanh; đánh giá được tình hình chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh và kịp thời báo cáo với lãnh đạo đơn vị để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác liên quan hoặc để kiểm tra, xử lý khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn.

Xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác với thực trạng địa bàn, rà soát, cập nhật kịp thời, đầy đủ vào hệ thống INS của lực lượng, đặc biệt chú trọng việc nắm tình hình diễn biến thị trường bằng các nghiệp vụ trực tiếp hoặc qua theo dõi các kênh bán hàng theo hình thức thương mại điện tử để nắm tình hình các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong kinh doanh trên địa bàn mình kịp thời tham mưu, xử lý.

Lãnh đạo Đội Quản lý thị trường thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng quản lý địa bàn của công chức thuộc mình quản lý được giao phụ trách địa bàn; đánh giá kịp thời tình hình diễn biến của thị trường; có biện pháp chấn chỉnh công chức thuộc mình quản lý chưa thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn được giao phụ trách; Đồng thời, áp dụng Thông tư 18/2019/TT-BCT và các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật công chức nếu để xảy ra vi phạm pháp luật trong công tác QLĐB của công chức hoặc để xảy ra tình trạng bảo kê, buông lỏng quản lý hoặc thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện công tác quản lý địa bàn.

 Trước thực trạng tình hình lực lượng Quản lý thị trường mỏng, biên chế ít, quản lý địa bàn rộng; đòi hỏi mỗi một công chức Quản lý thị trường Thành phố phải tự nâng cao chất lượng, năng lực thực thi công vụ mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là công tác quản lý địa bàn theo quy định tại Pháp lệnh Quản lý thị trường và Thông tư 27/2020/TT-BCT. Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý địa bàn cần có sự nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tuyên truyền để ngăn ngừa vi phạm hành chính có thể xảy ra trong kinh doanh như: Tổ chức tuyên truyền pháp luật tập trung theo nhóm đối tượng kinh doanh, theo ngành hàng, lĩnh vực; xây dựng các mô hình cam kết về chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại như việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, không kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng... tại các trung tâm mua sắm, chợ và nhiều hình thức khác; cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban và chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan cùng chung tay vào cuộc./.

Mạnh Hùng

ViewElegalDocument

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc