Kiểm tra hàng hóa nhập lậu trên địa bàn Quận 11

Tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng đang hoạt động kinh doanh nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Ông Phạm Quang Cường – sinh năm 1977 là chủ cửa hàng trình bày cửa hàng hoạt động kinh doanh từ tháng 01/08/2019 đến nay (18/09/2019) nhưng do bận việc gia đình nên chưa đi làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hàng hóa kiểm tra thực tế:
Hàng hóa là máy câu, cần câu tay và dây cước câu các loại do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có thực hiện niêm yết giá hàng hóa đúng quy định. Số lượng gồm:
- Máy câu hiệu AK200 do Trung Quốc sản xuất: 152 cái x 60.000 đồng/cái = 9.120.000 đồng.
- Máy câu hiệu Teben PA 5500 do Trung Quốc sản xuất: 13 cái x 60.000 đồng/cái = 780.000 đồng.
- Máy câu hiệu Teben PA 3500 do Trung Quốc sản xuất: 29 cái x 60.000 đồng/cái = 1.740.000 đồng.
- Máy câu hiệu Teben PA 4500 do Trung Quốc sản xuất: 19 cái x 60.000 đồng/cái = 1.140.000 đồng.
- Máy câu hiệu Teben PA 6500 do Trung Quốc sản xuất: 15 cái x 60.000 đồng/cái = 900.000 đồng.
- Máy câu hiệu Yoshikawa do Trung Quốc sản xuất: 48 cái x 60.000 đồng/cái = 2.880.000 đồng.
- Máy câu hiệu Mo Lon Seng CD 200 do Trung Quốc sản xuất: 100 cái x 60.000 đồng/cái = 6.000.000 đồng.
- Cần câu tay hiệu Fengyun 540 do Trung Quốc sản xuất: 20 cây x 50.000 đồng/cây = 1.000.000 đồng.
- Cần câu tay hiệu Weiyang 450 do Trung Quốc sản xuất: 20 cây x 50.000 đồng/cây = 1.000.000 đồng.
- Cần câu tay hiệu Double Fish 270 do Trung Quốc sản xuất: 19 cây x 50.000 đồng/cây = 950.000 đồng.
- Dây cước câu hiệu Shimano 100m, 5.0 do Nhật Bản sản xuất: 40 cuộn x 10.000 đồng/cuộn = 400.000 đồng.
- Dây cước câu hiệu Shimano 100m, 7.0 do Nhật Bản sản xuất: 30 cuộn x 10.000 đồng/cuộn = 300.000 đồng.
- Dây cước câu hiệu Shimano level 1 100m, 7.0 do Nhật Bản sản xuất: 30 cuộn x 10.000 đồng/cuộn = 300.000 đồng.
- Dây cước câu hiệu Shimano level 100m, 9.0 do Nhật Bản sản xuất: 50 cuộn x 10.000 đồng/cuộn = 500.000 đồng.
Tổng cộng 585 (Năm trăm tám mươi lăm) đơn vị sản phẩm, có tổng giá giá trị là 27.010.000 đồng (Hai mươi bảy triệu không trăm mười ngàn đồng) căn cứ giá niêm yết trên sản phẩm.
Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện ông Phạm Quang Cường có dấu hiệu vi phạm hành chính như sau:
- Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
- Kinh doanh hàng hóa nhập lậu số lượng gồm 376 cái máy câu, 59 cây cần câu tay các loại do Trung Quốc sản xuất và 150 cuộn dây cước câu các loại do Nhật Bản sản xuất, có tổng giá trị là 27.010.000 đồng (Hai mươi bảy triệu không trăm mười ngàn đồng) căn cứ giá niêm yết trên sản phẩm.
Đoàn kiểm tra lập Biên bản kiểm tra việc chấp hành pháp luật số 00075495/BB-KT và Phụ lục số 00026478/PL ngày 18/09/2019 ghi nhận nội dung kiểm tra; đề xuất Đội trường Đội Quản lý thị trường số 11 ra Quyết định tạm giữ số lượng hàng hóa nêu trên chuyển về kho Đội Quản lý thị trường số 11 chờ xử lý.
Kết quả xử lý: Ủy ban nhân dân Quận 11 ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 118/QĐ-XPVPHC ngày 26/9/2019 đối với ông Phạm Quang Cường là chủ hộ kinh doanh tại địa chỉ 1494 đường Ba tháng Hai, phường 2, quận 11 đã có hành vi vi phạm: Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định; kinh doanh hàng hóa nhập lậu số lượng gồm 376 cái máy câu, 59 cây cần câu tay các loại do Trung Quốc sản xuất và 150 cuộn dây cước câu các loại do Nhật Bản sản xuất, có tổng giá trị là 27.010.000 đồng. Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền. Cụ thể: 7.500.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật gồm 376 cái máy câu, 59 cây cần câu tay các loại do Trung Quốc sản xuất và 150 cuộn dây cước câu các loại do Nhật Bản sản xuất.